Cách Xử Lý Mặt Đá Bếp Bị Nứt
Hoang Minh Stone - 14:45:43, 19-02-2024 - 3 lượt xem
Sau vài năm sử dụng, đá mặt bếp của một số gia đình có hiện tượng bị rạn nứt. Khi ấy, mọi người thường tìm hiểu xem làm cách nào có thể xử lý mặt đá bếp bị nứt nhanh và tiết kiệm chi phí nhất? Việc khắc phục lại các vết nứt trên đá còn phụ thuộc vào loại đá bếp và hiện trạng mặt bếp của mỗi gia đình. Hoàng Minh xin giới thiệu một số nguyên nhân và cách khắc phục khi mặt bàn bếp bị nứt để bạn tham khảo.
Mặt đá bếp bị nứt
Nguyên nhân nứt đá mặt bếp
- - Do lực băm chặt mạnh trong quá trình sử dụng.
- - Do có người đứng lên mặt đá hoặc bị vật nặng rơi xuống cũng có thể bị rạn mặt đá.
- - Do đá bếp thường xuyên phải tiếp xúc với nhiệt độ cao khi đáy nồi vừa nấu xong còn nóng và được đặt trực tiếp lên mặt đá.
- - Do phần tủ bếp phía dưới đỡ mặt đá bếp không phẳng, thành tủ gỗ cong võng sẽ là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng rạn nứt đá mặt bếp. Ngoài ra, phần tủ bếp yếu, thành gỗ mỏng và thưa quá cũng gây tới vấn đề nứt mặt đá.
- - Do chất lượng mặt đá. Trên thị trường vẫn có một số loại đá bếp có khả năng chịu lực kém lên khi phải chịu lực tác động mạnh sẽ dễ bị rạn nứt hơn so với những dòng đá có kết cấu rắn chắc.
Cách phòng tránh nứt đá mặt bếp
- - Hạn chế tối đá việc băm chặt trên mặt đá. Đối với những mặt đá bếp đặt lên bệ bê tông sẽ có khả năng chịu lực tốt hơn so với đặt trên tủ gỗ. Những gia đình xây bệ bếp bằng bê tông thì có thể băm chặt đồ ăn trên mặt bếp mà ít trường hợp gây rạn nứt đá. Còn đối với đá bếp đặt trên tủ gỗ thì dù là loại đá gì thì khách hàng cũng không nên băm chặt trên mặt bếp.
- - Trong quá trình nấu nướng, bạn chỉ nên thái đồ ăn trên mặt bếp còn khi cần băm chặt mạnh thì nên đưa xuống dưới để chặt.
- - Không lên đặt xoong nồi nóng tiếp xúc trực tiếp với mặt đá.
- - Lựa chọn loại đá bếp có độ cứng và khả năng chịu lực tốt như đá granite hoặc đá nhân tạo thạch anh.
- - Tủ bếp cần làm chắc chắn và đảm bảo độ phẳng.
Đá mặt bếp bị nứt do tủ võng
Cách xử lý đá bếp bị nứt
Đá mặt bếp khi đã bị rạn nứt thì khó có thể khắc phục lại được như ban đầu. Việc xử lý mặt đá bếp bị nứt nhằm giúp đá bếp không bị nứt to và dài hơn. Và tùy thuộc vào loại đá và màu sắc của chúng mà quá trình gia cố và đánh bóng lại vết đá nứt có thể bị lộ ít hoặc nhiều.
Bạn có thể tự mua keo gắn đá để gắn lại vết nứt mặt bếp hoặc gọi thợ sửa đá mặt bếp. Tùy theo tình trạng vết nứt mà giá thi công trong khoảng 300.000 – 500.000đ. Đội thợ có kinh nghiệm và kỹ thuật sẽ giúp vết nứt ít bị lộ hơn.
Để xử lý vết nứt bàn đá bếp ta cần có một số dụng cụ như: rẻ lau sạch hoặc một miếng bọt biển, một chút xăng thơm, keo gắn đá AB chuyên dụng, băng dính, máy mài cầm tay, đầu nỉ bông mịn hoặc nếu bạn không biết sử dụng máy mài thì có thể mua giấy nhám mịn, dao dọc giấy, băng dính.
Bước 1: Làm sạch vết nứt:
Chúng ta sử dụng rẻ lau lau sạch vết đá nứt, sau đó dùng rẻ lau sạch hoặc miếng bọt biển nhúng một chút xăng thơm để lau sạch lại quanh vết nứt. Lưu ý, chỉ lau trong khu vực vết nứt.
Bước 2: Pha keo gắn đá AB:
Tùy theo vết nứt đá lớn hay nhỏ mà ta ước lượng một lượng keo nhất định. Tiến hành chộn 2 tuýp keo A và B với nhau theo tỷ lệ 1:1
Keo Ab là loại keo bù nứt và làm ron mạch, chuyên được dùng đee xử lý các vết nứt đá lớn nhỏ. Chất keo trong đặc sử dụng được cho mọi loại đá. Tùy vào màu đá mà bạn cần mua thêm keo phối màu tương tự.
.jpg)
Keo gắn mặt đá bếp bị nứt
Bước 3: Dán băng dính chung quanh vết nứt để không bị bôi chờm keo ra chung quanh.
Bước 4: Bôi keo phủ đều lên vết nứt đá.
Bước 5: Đợi cho keo khô lại, bóc băng dính, dùng dao rọc giấy để cạo sạch keo sau đó dùng giấy nhám hoặc máy mài đầu bông mịn để đánh nhẵn, bóng lại vị trí vết nứt.
Trên đây là cách xử lý mặt đá bếp bị nứt mà bạn cũng có thể tự làm hoặc bạn cũng có thể liên hệ tới Hoàng Minh để kỹ thuật của chúng tôi tới xử lý cho bạn. Ngoài ra, nếu đá mặt bếp nhà bạn bị hư hỏng nặng hơn và bạn cần thay đá mặt bếp hoặc sửa chữa, cắt vá lại đá bếp thì hãy gọi tới hotline: 0912.296.696 để được hỗ trợ và đặt lịch sớm nhất.
Trân trọng!
Bình luận